Loài rắn hổ mang này thường sinh sống tại các vùng sa mạc ở Nam Phi (cụ thể là ở các sa mạc phía bắc và trung tâm Namibia).Với đặc tính săn mồi ban ngày, loài rắn được mệnh danh là "bậc thầy leo cây" này có thể leo trèo lên các vùng đất đá ở sa mạc để kiếm mồi.Đối với những cư dân vùng sa mạc nóng bỏng (là các loài động vật khác) ở Namibia, rắn hổ mang phun độc là nỗi sợ hãi đầy ám ảnh.
Cơ thể dài hơn 2 mét của chúng có thể di chuyển rất nhanh, thuần thục trên cát và đá. Khi gặp con mồi to lớn hay cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ nâng cao 1/3 thân mình, bành rộng cổ và phun nọc độc gây mù mắt và kích ứng da đối phương ở khoảng cách 2,5 mét.Rắn hổ mang phun độc cổ đen thường dùng chiến thuật phục kích để săn mồi trong các chuyến đi săn của mình. Chúng chủ động và không ngần ngại tấn công rồi giết chết con mồi trong nháy mắt. Các loài tắc kè, chuột, thậm chí là loài rắn khác sinh sống tại vùng sa mạc hay vùng dân cư gần sa mạc này thường khiếp sợ loài rắn độc này. Trong các chuyến đi kiếm mồi, chúng thường tránh đụng độ hổ mang nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, với bản tính săn mồi đầy bản năng, hổ mang phun độc có thể truy sát con mồi ở bất cứ đâu chúng muốn. Không chỉ là nỗi sợ hãi đầy ám ảnh của cư dân vùng sa mạc, hổ mang phun độc cổ đen còn là nỗi sợ kinh hoàng của những người dân sinh sống gần đó vì loài rắn này thường đi vào các khu làng để kiếm ăn. Nếu đụng độ con người, chúng sẽ tấn công vì tưởng mình bị đe dọa.Với nọc độc chứa độc tố thần kinh, rắn hổ mang phun độc có thể khiến nạn nhân xuất huyết bên ngoài, hoại tử mô xung quanh vết cắn, khó thở và cuối cùng là tử vong.
Trong một buổi trưa đi săn mồi, một con rắn săn chuột (Rat snake) đang chăm chú theo dõi con mồi (chuột). Nó không ngờ rằng, bản thân mình đã nằm trong "tầm ngắm" của kẻ săn mồi hung dữ, điềm tĩnh và độc ác hơn: Rắn hổ mang.Chỉ 1 cú đớp không cần quá nhanh nhạy như vốn có, rắn săn chuột đã nằm im chịu chết khi nọc kịch độc của hổ mang ngấm dần vào từng tế bào.
Theo TTVN