Từ mấy trăm năm trước, cả 2 ngôi làng đều sử dụng đá để xây dựng thành lũy, nhà cửa nhằm chống giặc dã. 

Con đường vào làng Thạch Khuyên quanh co ngoằn ngoèo nhưng lại vô cùng độc đáo bởi những hàng rào được xếp bằng những phiến đá chồng lên nhau như những tường thành vững chãi. Ở đây có hơn 100 hộ gia đình, chủ yếu là người dân tộc Nùng sinh sống. 

Đồng bào Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá, coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ, quan niệm, con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá. Việc dựng nhà đá cũng xuất phát từ những quan niệm thiêng liêng đó.

Lý do khác nữa khiến cho người Tày nơi đây xây nhà bằng đá là do họ sống ở vùng biên giới, có nhiều thú dữ và thường xảy ra nạn trộm cướp nên đồng bào Tày đã sáng tạo ra cấu trúc nhà sàn xây bằng đá.

Trước đây, ở làng Thạch Khuyên nhà nào cũng có nhiều trâu bò, lợn gà. Vì vậy, bọn thổ phỉ thường xuyên tràn sang cướp bóc. Để phòng thủ, người dân cùng nhau dùng đá xếp thành hàng rào bảo vệ bao quanh ngôi làng.

{keywords}
Những bờ tường đá ở làng Thạch Khuyên được xây dựng từ những năm giữa thế kỷ XIX. Xung quanh nhà và cạnh các lối đi trong thôn đều được kê tường rào đá chắc chắn. Thành đá vững chắc vừa có tác dụng ngăn thú dữ, vừa ngăn kẻ thù xâm phạm.
{keywords}
Từ xa xưa, thế hệ cha ông của người dân Thạch Khuyên đã nhặt đá xếp nền làm nhà trình tường, xếp đá kè bờ ao, bờ ruộng và dùng đá để dựng thành lũy như một cái khuyên tròn bằng đá để bảo vệ làng chống lại sự cướp bóc của thổ phỉ.
{keywords}
Trong làng vẫn còn nhiều mái nhà trình tường, một lối kiến trúc tiêu biểu cho nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Nùng. Đây là những ngôi nhà làm bằng tường đất dày, kiên cố, lợp ngói âm dương, cao một hoặc 2 tầng. Phía trong nhà có bố trí hệ thống chốt và then cửa chắc chắn, tầng áp mái có trổ các lỗ châu mai để phòng thủ.
{keywords}
Thôn Thạch Khuyên hiện nay có 115 hộ dân với 532 nhân khẩu, dân cư chủ yếu là đồng bào Nùng, chiếm 60% số dân của cả thôn. Toàn thôn hiện còn 18 ngôi nhà trình tường và một số đoạn tường rào bằng đá người dân vẫn đang sử dụng.
{keywords}
Nằm cách trung tâm TP. Cao Bằng hơn 80km, những ngôi nhà sàn đá cổ của đồng bào Tày tại làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, tạo nên sự độc đáo riêng biệt cho mảnh đất vùng biên viễn.
{keywords}
Theo quan niệm của đồng bào Tày ở Trùng Khánh thường có tín ngưỡng thờ đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Họ quan niệm rằng, con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá. Việc dựng nhà đá cũng xuất phát từ những quan niệm thiêng liêng đó.
{keywords}
Lý do khác nữa khiến cho người Tày nơi đây xây nhà bằng đá là do họ sống ở vùng biên giới, có nhiều thú dữ và thường xảy ra nạn trộm cướp nên đồng bào Tày đã sáng tạo ra cấu trúc nhà sàn xây bằng đá.
{keywords}
Việc chọn địa điểm dựng nhà cũng được cân nhắc cẩn thận. Nơi dựng nhà thường là những nơi cao ráo, lấy chân núi làm điểm tựa, hướng mặt về phía có cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống. Làng đá Khuổi Ky lưng dựa vào núi, mặt cửa hướng ra dòng suối Khuổi Ky trong lành.
{keywords}
Nhà sàn đá được lợp bằng ngói âm dương, loại ngói do chính đồng bào Tày nơi đây tự sản xuất.
{keywords}
Mỗi ngôi nhà sàn đá xây dựng cân bằng với số lượng thành viên trong gia đình. Gia đình nhiều người thì dựng nhà to cao, ít người thì dựng nhà nhỏ. Chiều cao của nhà thường từ 7 – 8m. Nhà thường có ba gian chính, mỗi gian có một chức năng nhất định thuận tiện cho việc sinh hoạt.
{keywords}
 Hầu hết những ngôi nhà sàn đá ở Khuổi Ky hiện nay vẫn là nhà cổ được xay dựng từ những năm 1594 – 1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước. Làng có 14 căn nhà sàn bằng đá trải rộng khoảng 10.000m2.
{keywords}
Việc chọn địa điểm dựng nhà cũng được cân nhắc cẩn thận. Nơi dựng nhà thường là những nơi cao ráo, lấy chân núi làm điểm tựa, hướng mặt về phía có cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống.

Ảnh: Trần Sâm