{keywords}

Đại đức Thích Nguyên Chính - phó chánh văn phòng 1 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết sau khi có thông bạch vận động tăng ni, phật tử tình nguyện đăng ký tham gia ở tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hàng trăm sư tăng đã viết đơn tình nguyện vào vùng dịch cùng các bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân Covid-19.

{keywords}

Trong đợt đầu tiên, 10 sư tăng được chọn ra từ 63 sư tăng ở Nam Định đã gửi đơn tình nguyện xin vào Nam hỗ trợ chống dịch ở các bệnh viện thời gian qua. Trước khi lên đường tất cả đều đã tham gia khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng y tế trong môi trường có bệnh nhân mắc Covid-19; đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và có kết quả xét nghiệm RT- PCR âm tính.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam - dẫn đầu đoàn của Trung ương Giáo hội đã tới sân bay Nội Bài tiễn 10 sư tăng tình nguyện đầu tiên lên đường vào Nam hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Long An.

{keywords}

Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của các tình nguyện viên tôn giáo sẽ có liều thuốc tinh thần giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 nhanh chóng hồi phục.

Trước đó, hơn 100 vị từ các tôn giáo khác nhau ở phía Nam đã vào các bệnh viện để hỗ trợ các y bác sĩ chống dịch. Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng vừa tặng 10 máy thở cho TP.HCM, Bình Dương, Long An; kêu gọi các chùa nhận miễn phí hũ tro cốt, cầu siêu cho những người tử vong vì Covid-19; khuyến khích các chùa phát cơm từ thiện để người dân yên tâm ở lại nơi cư trú, đảm bảo công tác phòng dịch.

Nhằm góp phần ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi từ chính quyền tỉnh và Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai đã phát đi văn bản vận động tăng ni và phật tử tình nguyện viên tham gia tuyến đầu hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và nhận được sự hưởng ứng từ các tăng ni, phật tử.

Hòa Thượng Thích Bửu Chánh, Phó trưởng ban, kiêm Chánh thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai cho hay: “Không dừng ở đợt tình nguyện này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục vận động và sẽ có thêm nhiều đợt tình nguyện của tăng ni, phật tử nữa vào tuyến đầu chống dịch trong thời gian tới.

{keywords}

Tại TP.HCM, mỗi ngày các Phật tử ở chùa Vĩnh Nghiêm nấu hàng ngàn suất ăn tặng người nghèo. Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố ở phía Bắc như Quảng Ninh, Hà Nam… ủng hộ vài chục tấn rau, củ, quả cho chùa Vĩnh Nghiêm và nhiều nơi khác.

Bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Phan Kiều Thanh Hương tin rằng, với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của các tình nguyện viên tôn giáo sẽ có liều thuốc tinh thần giúp các bệnh nhân mắc COVID-19 nhanh chóng hồi phục. Lãnh đạo MTTQ Việt Nam TPHCM mong các tình nguyện viên tôn giáo tuân thủ các quy định tại bệnh viện để cùng đồng hành với ngành y tế trong chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

{keywords}

Việc một số Tăng, Ni tình nguyện tham gia giúp một số tỉnh phía Nam phòng, chống dịch Covid-19 gợi nhớ câu chuyện cách nay hơn 70 năm. Chính xác vào năm 1947, hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới tăng ni, phật tử cả nước đã dấy lên Phong trào “Cởi áo cà sa, khoác chiến bào”.

Cụ thể hơn, vào ngày 27/2/1947, ở giữa mùa Xuân, tại chùa Cổ Lễ (Trực Ninh-Nam Định), dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Thế Long-trụ trì chùa (sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII), 27 nhà sư đang tu tập tại chùa Cổ Lễ và các chùa khác ở tỉnh Nam Định đã gia nhập “Trung đội Phật tử”, cởi áo cà sa ra trận, trở thành các chiến sỹ Vệ quốc. Khi ấy, khích lệ tinh thần các nhà sư-chiến sỹ, Hòa thượng Thích Thế Long đã nói rằng: “Giặc ngoại xâm đe dọa chủ quyền đất nước, bọn ác quỷ lăm le ngay cửa Phật, Phật pháp bất ly thế gian. Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điêu linh, các Phật tử cũng tham gia đánh giặc cứu nước...”.

Hình ảnh các Tăng, Ni, phật tử sẵn sàng phát nguyện tham gia tuyến đầu trong quá khức và hiện tại là một bức tranh đẹp, là minh chứng sống động về truyền thống, tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, “bất ly thế gian” ấy thời gian qua lại được giới tăng ni cả nước “viết lại”, ngay trong những ngày này, khi cả đất nước đã và đang phải dồn lực cho cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Hồng Nhì
Ảnh: Đắc Vịnh
Video: Duy Khánh, Trần Thủy, Bạt Tuấn

05/12/2021 09:01 (GMT+07:00)