{keywords}

Với lịch sử Việt Nam, Chiếu dời đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển của dân tộc. 

{keywords}

Chiếu dời đô gắn liền với công lao của Lý Công Uẩn. Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Ông sinh ngày 12/2 năm Giáp Tuất (tức 8/3/974); mất ngày 3/3 năm Mậu Thìn (tức 31/3/1028), thọ 55 tuổi. Mẹ ông họ Phạm, từ năm ba tuổi, ông đã làm con nuôi của sư Lý Khánh Văn. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, Lê Ngọa Triều mất, ông được quần thần tôn lên làm vua, đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, nhân đó để lại áng văn Thiên Ðô Chiếu. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, và rất hâm mộ Phật giáo.

Chiếu dời đô là văn bản do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Xuân năm 1010 để chuyển kinh đô nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) thành Đại La (Hà Nội) ngày nay.

Bắt đầu từ mùa thu năm 1010, một đoàn thuyền hướng từ Hoa Lư tiến về Đại La, từ chỗ dựa vào vùng núi non hiểm trở để phòng thủ chuyển sang giai đoạn phát triển, mở mang cơ nghiệp của vương triều Lý và gây dựng nên vị thế của của nước Việt tại vùng đất bằng phẳng, thế đất sông núi trước sau, rồng chầu hổ phục, xứng đáng là nơi định đô.

{keywords}

Tương truyền, khi thuyền vua đến dưới thành thì có điềm tốt: Con rồng vàng bay lên, vua nhân đó đổi tên thành Thăng Long.

Với tầm nhìn xa trông rộng của vua Lý Thái Tổ đã tạo nên sự phát triển cho Thăng Long – Hà Nội đến ngày hôm nay.

Hơn mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng, câu nói trên của Lý Công Uẩn trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta.

Với nhiều nhà nghiên cứu, Chiếu dời đô được coi là một mẫu mực về việc trù liệu cho sự phát triển vững bền kinh đô Thăng Long - Đại Việt. Toàn bộ bản dịch chữ Quốc ngữ của Chiếu dời đô như sau:

Từ ý nghĩa trên, chúng tôi xin giới thiệu bài Chiếu dời đô, để tưởng nhớ công lao của bậc tiền nhân: 

{keywords}

“Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?”

{keywords}

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.

Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

Thúy Nga
Ảnh: Ánh Tuyết
Video: Vân Anh, Bạch Hân, Lan Anh

19/11/2021 08:24