{keywords}

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ước tính hiện nay 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo.

Chỉ tôn giáo nói riêng, Việt Nam có 15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 24,3 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27%) dân số cả nước, hơn 53.000 chức sắc, nhà tu hành, gần 134.000 chức việc và gần 28.000 cơ sở thờ tự. Các tôn giáo lớn xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ngày một tự do, nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi động.

{keywords}

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền này được thể hiện rõ ở những quan điểm, chủ trương, hiến pháp, pháp luật và được bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Đảng và Nhà nước Việt Nam “thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận.

Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo không những tăng nhanh về số lượng mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Với truyền thống nhân ái, khoan dung, Việt Nam là một trong những quốc gia có khá nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo có tổ chức, nghi lễ, luật tục khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sống hòa đồng, đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tất nhiên, trong điểm chung ấy, chúng ta vẫn tôn trọng sự khác biệt về niềm tin tâm linh của từng tôn giáo và luôn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo tự do hành đạo.

{keywords}

Đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam từ lâu đã thấm nhuần phương châm “kính chúa, yêu nước” để sống “tốt đời, đẹp đạo”. “Kính chúa, yêu nước” không chỉ thể hiện trân trọng niềm tin, sự biết ơn, lòng thành kính dành cho đấng tối cao đã ban phước lành cho bà con giáo dân, mà còn thể hiện bổn phận thiêng liêng của người công dân luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với quê hương, Tổ quốc.

Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo", đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không chỉ tích cực trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững mà còn đóng góp đáng kể vào các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương, nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

{keywords}

Đồng hành cùng sự phát triển của địa phương, Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Hậu Giang (Ban đại diện) đã có nhiều đóng góp thiết thực cho an sinh xã hội, góp phần khẳng định và tạo ra sức lan tỏa phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Cụ thể, Ban đại diện đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức bàn giao 10 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng.

10 căn nhà kể trên nằm trong số 70 căn nhà đại đoàn kết do ban đại diện phối hợp với chính quyền cất tặng cho các hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng. Đây là hoạt động thiết thực để chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1943 - 27/7/2021).

Tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ban đại diện đã vận động chuyển 15 triệu đồng vào Quỹ phòng, chống dịch; vận động trao 100 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng của đại dịch, tổng giá trị 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ban đại diện còn duy trì hoạt động của 9 tổ từ thiện cấp cơm, cháo, nước sôi tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; tích cực thực hiện khám bệnh và hốt thuốc nam miễn phí… Tổng giá trị các hoạt động từ thiện nhân đạo mà ban đại diện thực hiện được trong 6 tháng đầu năm nay là hơn 11 tỉ đồng.

Hội thánh tin lành Plei Ia Lang được thành lập vào năm 2005 và hiện có khoảng trên 1.700 tín đồ. 100% tín đồ của Hội thánh tin lành Plei Ia Lang đều là đồng bào người Ja Rai.

Vấn đề sống tốt đời đẹp đạo thể hiện trong nội quy, hiến chương của Hội thánh Tin lành Việt Nam bởi khởi nguồn nền tảng của đời sống đức tin bắt nguồn trong Kinh thánh.

Mục sư Hanh – Trưởng Ban đại diện Tin lành tỉnh Gia Lai, Quản nhiệm Chi hội Plei Ia Lang, phường Chi Lăng, Thành phố Pleiku, Gia Lai chia sẻ, trong Kinh thánh rất đa dạng những thông điệp sống tốt đời đẹp đạo. Chúng ta phải sống như thế nào với cộng đồng, giúp đỡ những người neo đơn, khó khăn ra sao, phải thể hiện tinh thần như thế nào với người trẻ cũng như với người lớn tuổi, vai trò của một công dân đối với quốc gia, dân tộc... đó là những tinh thần mà Kinh thánh đã hướng dẫn rất rõ.

"Chúng tôi luôn luôn rút ra những điều tốt đẹp đó để áp dụng cho mình khi sống trên thế giới này. Chúng tôi cũng lan tỏa tình yêu, góp phần xây dựng quê hương, đất nước tốt đẹp. Tạo được môi trường sống lành mạnh, đề cao tinh thần tốt đời đẹp đạo là đích đến mà chúng tôi luôn luôn hướng tới", mục sư Hanh nói.

Cũng theo mục sư, ngoài việc dạy tín đồ của mình biết thờ phụng Chúa, biết kính mến Chúa, chúng tôi luôn dạy tín đồ của mình một câu trong Kinh thánh đó là "thỏa lòng ở trong mọi cảnh ngộ". Tín đồ được dạy dỗ là chúng ta không tham lam những gì của người khác, không ganh đua, ganh tỵ. Đó cũng là cách thức mà chúng tôi hướng đời sống của tín đồ nhẹ nhàng, bình yên hơn.

"Chúng tôi luôn dạy tín đồ của mình phải sống hết lòng, làm việc một cách siêng năng cần cù thì chắc chắn chúng ta sẽ được ban phước. Sống tốt đời đẹp đạo cũng có nghĩa là thực hiện quy định của chính quyền địa phương, các chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định xã hội, an ninh trật tự nơi mình sinh sống", mục sư Hanh nhấn mạnh.

Hồng Nhì
Ảnh: Thục Anh
Video: Kiên Trung, Trần Hảo, Thanh Sơn

21/11/2021 02:08 (GMT+07:00)