Với quan điểm nhất quán: lòng dân là bức tường thành vững chắc nhất trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc, nhà Trần đã phát huy cao nhất sức mạnh từ nhân dân - sức mạnh lòng dân - nhờ đó đã ba lần đánh bại đạo quân xâm lược Nguyên - Mông hùng mạnh nhất bấy giờ, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của nước nhà.

Chuyện xưa kể lại rằng: “Năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), sau khi đã đánh đuổi quân Nguyên, nhiều đoạn thành Thăng Long bị quân địch san bằng. Vua Trần Nhân Tông hạ chỉ gấp rút sửa sang lại.

{keywords}

Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn can: “Việc sửa lại thành trì không cần kíp lắm. Việc cần kíp của triều đình phải làm ngay không thể chậm trễ là việc úy lạo nhân dân. Hơn bốn năm, quân giặc hai lần tràn sang quấy rối. Từ nơi núi rừng tới nơi đồng ruộng đều bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài, xuất lực đi lính và đóng thuế làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống nhau với quân giặc. Nay nhà vua được trở về nơi yên ổn, việc làm trước hết là chú ý ngay đến nhân dân. Những nơi nào bị tàn phá, tùy tình trạng nặng, nhẹ, có thể miễn tô thuế cho mấy năm. Có như thế nhân dân mới nức lòng cùng quay hướng về triều đình hơn nữa.

{keywords}

Người xưa đã nói: “Chúng chí thành thành” nghĩa là ý chí của quần chúng làm nên bức thành kiến cố. Đó mới là cái thành cần sửa ngay, xin nhà vua xét kỹ”

“Chúng chí thành thành” không phải là một phát kiến của Trần Hưng Đạo. Điều đó đã được nói đến trong các binh thư cổ. Nhưng điều đáng nói là vị danh tướng rường cột nhà Trần, khi “xem xét và lựa chọn binh pháp các nhà” đã phát hiện, tâm đắc và ứng dụng nó một cách đúng lúc và có hiệu quả. Trong khi nhà vua nghiêng về sửa sang thành quách, coi đó là việc cần kíp phải làm ngay, thì Trần Hưng Đạo lại coi việc chăm sóc đời sống muôn dân là cấp bách hơn cả.

Trong lịch sử nước ta, hai triều đại Trần, Hồ kế tiếp nhau đã nêu hai bài học chính diện và phản diện về dựa vào dân hay dựa vào thành quách, quân quan mà giữ nước. Hồ Quý Ly không phải không biết “lòng dân là một sức mạnh cực lớn”, nhưng do chính sách chính trị và kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố xa dân nên khi đất nước bị xâm lược, dù có hệ thống thành quách vững bền, quân sĩ hàng trăm vạn, rốt cuộc cũng phải cam chịu thất bại.

“Chúng chí thành thành” của người xưa và “quốc phòng toàn dân” thời nay đều có chung một cội nguồn: “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền.

{keywords}

Câu chuyện của cha ông đã cho thấy, để đánh thắng quân xâm lược, các triều đại phong kiến đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, hay nói cách khác là đã dựa vào dân, xây dựng được bức tường thành vững chắc nhất: “lòng dân”.

Ngày nay, đất nước đã đổi mới, hội nhập sâu rộng, xây dựng đất nước trong thời bình, ý nghĩa của cụm từ sức dân - sức nước càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Sức mạnh nhân dân cũng chính là sức mạnh đất nước. Dân giàu thì nước mạnh, dân mạnh thì nước giàu.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã tổng kết: “Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Đảng chỉ rõ: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Lợi ích chính đáng của nhân dân phải là cơ sở để hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước.

{keywords}

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Có như vậy mới phát huy được truyền thống “chúng chí thành thành” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả thời bình và khi xảy ra chiến tranh.

Hoàng Hiệp, Thế Long, Bích Hạnh

22/11/2021 01:38