"Văn hóa còn thì dân tộc còn"

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc sáng 24/11, mượn lời tiền nhân: "Văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất", Tổng bí thư nhấn mạnh sự đồng tình với quan điểm "văn hóa còn thì dân tộc còn". Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc. Điều này được ông khẳng định nhiều lần trong suốt bài phát biểu.

Tổng bí thư dẫn ra nhiều khái niệm văn hóa mang tính học thuật của các nhà nghiên cứu và cũng chia sẻ quan niệm giản dị của mình về văn hóa. Theo đó, văn hóa rất gần gũi với đời sống, khi người dân được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ công bằng... ấy chính là văn hóa. Ngược lại, những xấu xa, bỉ ổi chính là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa.

Tổng bí thư dẫn dụ một số ca dao, tục ngữ, lời thơ - cũng là quan niệm về "văn hóa" của dân tộc như: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng; Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách; Lá rách ít đùm lá rách nhiều; Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ; Kính lão đắc thọ; Kính già, già để tuổi cho; Anh em như thể chân tay; Kính trên nhường dưới; Vợ ta đói rách ta thương, vợ người áo gấm xông hương mặc người; Thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn; Thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông; Đói cho sạch, rách cho thơm; Thật thà là cha quỷ quái; Tôn sư trọng đạo; Lời chào cao hơn mâm cỗ; Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; giữ lấy "nếp nhà", giữ lấy "Chân quê" (bài thơ của Nguyễn Bính năm 1936); giữ lấy tình nghĩa thủy chung son sắt (bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu)...

Tổng bí thư cũng dẫn ra tinh thần yêu nước và nhân ái tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Di chúc của Người để khẳng định cái hồn cốt thiêng liêng của dân tộc, cái vốn văn hóa quý giá của đất nước. Vốn văn hóa ấy còn nằm ở gia tài con người.

Ông nhắc đến những danh nhân văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gần nhất là hai thi sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu.

Văn hoá là một nguồn cổ xuý trực tiếp cho phát triển

{keywords}
Thực tiễn ngày càng cho thấy rất rõ, văn hoá cần coi mình là một nguồn gốc cổ xuý trực tiếp cho phát triển; và ngược lại, phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội. Ảnh: Một góc thành phố Hồ Chí Minh- đầu tầu kinh tế của đất nước.

Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc không chỉ được đánh giá bằng tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong nước mà còn bằng cách chỉ số: thu nhâp cao, giáo dục tốt, sức khoẻ và dinh dưỡng ở mức cao, nghèo khổ thấp, môi trường trong sạch, có cuộc sống văn hoá cao... 

Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi phải có một hệgiá trị tương ứng với nó như môt chiến lược tổng thể về phát triển chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - ngoại giao... Chẳng hạn, văn hoá và phát triển kinh tế là hai mặt thống nhất, xuyên thấm trong nhau, khó mà tách bạch. Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Hơn nữa, thực tiễn ngày càng cho thấy rất rõ, văn hoá cần coi mình là một nguồn gốc cổ xuý trực tiếp cho phát triển; và ngược lại, phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội.

GS.TS khoa học Vũ Minh Giang, chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh, Văn hóa - căn cước của một dân tộc về đại thể bao gồm hai hợp phần: nội sinh và tiếp biến từ bên ngoài. Phần nội sinh của văn hóa thực chất là những sáng tạo của con người trong quá trình tương tác với điều kiện tự nhiên như lao động sản xuất, phù hợp với môi trường sinh thái và đã tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống.

Cũng theo ông Vũ Minh Giang, một trong những điều quyết định thành công trong sự nghiệp phát triển đất nước đi tới phồn vinh là phải khơi dậy khát vọng của dân tộc, đặc biệt là với giới trẻ như tinh thần Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã chỉ ra.

Giáo dục văn hóa, lịch sử cho các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên cần được coi như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược.

 "Khát vọng sẽ dẫn tới tự tin và có thể biến tất cả những gì mình có thành lợi thế trong quá trình cạnh tranh quốc tế. Trong thời kỳ hiện nay, văn hóa không chỉ là tài sản để chúng ta cất giữ, để chúng ta nâng niu, để chúng ta tự hào mà phải được coi là sức mạnh mềm của đất nước để có thể mở rộng hợp tác cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế" - GS.TS khoa học Vũ Minh Giang khẳng định.

Ông cho rằng, trên ý nghĩa này, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa cũng không nên chỉ dừng ở mức độ giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài mà phải có tính toán dài hơn, phải coi văn hóa như một "vũ khí" để tiến ra thế giới, đặc biệt coi trọng thế mạnh của gốc người Việt Nam. Ngoài ra, để phát huy sức mạnh mềm, cần làm "sống dậy" các di sản, di tích của Việt Nam theo hướng hiện đại.

Do đó, chúng ta cần xây dựng và phát triển một chiến lược về văn hoá của thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước, trước mắt với tầm nhìn tới năm 2030 và tới 2045. Nói một cách khái quát, đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, với khát vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập và hùng cường.

Doãn Hợp

Ảnh: Thảo Hiền